Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng với mỗi người vì nó mang lại cho bản thân khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc bản thân hiệu quả. Khả năng này không những mang lại những lợi ích đáng kể trong công việc mà còn giúp phát triển sự nghiệp tốt hơn. Sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc sẽ tạo mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và đồng nghiệp của mình, đồng thời thúc đẩy sự tích cực trong môi trường làm việc. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về các nguyên tắc chính của trí tuệ cảm xúc, tầm quan trọng của việc ứng dụng nó và cách cải thiện trí thông minh cảm xúc tại môi trường làm việc.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc giúp mang lại cho bạn khả năng xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân thông qua sự thấu cảm. Có những phẩm chất cơ bản mà bạn có thể sử dụng để phát triển trí tuệ cảm xúc của mình. Nội dung bài sẽ chỉ ra năm phẩm chất cơ bản của trí tuệ cảm xúc cùng với các ví dụ về cách bạn sẽ sử dụng chúng ở nơi làm việc.
Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc là việc một người có thể nhận thức, suy luận, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Kiểm soát cảm xúc mang lại cho bạn khả năng hướng dẫn và giúp đỡ mọi người. Dưới đây là một số lý do tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng trong môi trường làm việc.
Trí tuệ cảm xúc có thể là một đóng góp đáng kể vào thành công trong môi trường làm việc. Điều này giúp truyền cảm hứng cho nhóm của bạn và thúc đẩy môi trường làm việc tích cực cho mọi người. Dưới đây là năm bước để cải thiện trí tuệ cảm xúc trong môi trường làm việc.
Trước khi bạn bắt đầu cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình, bạn nên xác định điểm yếu của bản thân. Tự đánh giá điểm yếu về cảm xúc của mình cho phép bạn trở thành một người giao tiếp thấu hiểu hơn. Ví dụ: bạn có thể rất giỏi trong việc giúp đỡ những người nói lên cảm giác và suy nghĩ của họ, nhưng nó có thể không hiệu quả nếu họ không nói ra điều gì. Bạn nên trung thực khi ghi nhận những điểm yếu của bạn và thường xuyên nhìn lại danh sách này để xem bạn đã cải thiện được điều gì.
Sau khi tự đánh giá điểm yếu của mình, hãy tiếp tục đánh giá bằng cách xem lại lịch sử trí tuệ cảm xúc của bạn. Nhìn lại e-mail và tin nhắn văn bản mà bạn viết sẽ giúp bạn suy ngẫm về cách bạn xử lý các tình huống khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nhận ra một trường hợp đáng lẽ bạn nên đáp lại ai đó một cách thấu cảm hơn. Suy ngẫm về cách giao tiếp của bản thân cho phép bạn cải thiện cách xử lý các tình huống tương tự trong tương lai hiệu quả hơn..
Để hiểu được xu hướng cảm xúc của chính mình, bạn cần ghi nhận góp ý từ người bạn tin tưởng. Họ sẽ cung cấp cho bạn phản hồi trung thực về cách bạn là người giao tiếp như thế nào và nó cũng cho bạn thấy thêm nhiều điều khác. Bạn có thể nhờ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cho biết bạn giao tiếp với mọi người ra sao. Cách này có thể giúp bạn nhìn nhận bản thân và làm sao để tạo ra những thay đổi tích cực.
Để cải thiện trí thông minh cảm xúc trong môi trường làm việc, hãy cân nhắc yêu cầu sự giúp đỡ từ những người cấp trên. Giải thích mong muốn của bạn về việc bạn muôn cải thiện kỹ năng giao tiếp hoặc lãnh đạo và những gì họ có thể làm để giúp bạn thực hiện điều này. Người sử dụng lao động của bạn có thể sẵn sàng giúp đỡ và có thể xem xét mở một buổi hội thảo đào tạo hoặc một hoạt động nội bộ cho nhóm của mình. Nếu cấp trên là người hiểu rằng trí tuệ cảm xúc giúp tăng năng suất tại nơi làm việc, họ sẽ sẵn lòng hỗ trợ biến điều đó thành hiện thực.
Thực hành mọi thứ bạn học được về trí tuệ cảm xúc từ bản thân và những người khác mỗi ngày. Xác định điểm yếu của bạn, nhờ sự trợ giúp và ghi nhận những phản hồi sẽ giúp cho bạn lên một danh sách các nhiệm vụ cần thực hành. Một số nhiệm vụ có thể liên quan đến việc tự luyện tập, chẳng hạn như nhìn vào gương để cải thiện ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của bạn. Ngoài ra nó có thể bao gồm giao tiếp với nhiều người để luyện tập trí thông minh cảm xúc của bạn trong thế giới thực. Nỗ lực cải thiện trí tuệ cảm xúc có thể giúp bạn tiến nhanh trong sự nghiệp, đồng thời truyền cảm hứng cho những người khác.
Nguồn: Indeed.